Huấn Dụ 1995 tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới X sáng Chúa Nhật 15/1

ở Manila’s Rizal Park, Manila, Phi-Luật-Tân 

 

Như Cha đă sai Thày, Thày cũng sai các con 

 

 

Anh Chị Em thân mến trong Đức Kitô,

 

C

húng ta đang cử hành Thánh Lễ về Santo Ninơ of Cebu, về Con Trẻ Giêsu sinh tại Bêlem đă được Giáo Hội kính nhớ hôm Lễ Giáng Sinh. Bêlem biểu hiệu cho khởi điểm của sứ vụ trần gian mà Chúa Con đă lănh nhận từ Chúa Cha, một sứ vụ là tâm điểm cho những ǵ chúng ta sẽ suy niệm trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 10 này. Trong phụng vụ của ngày hôm nay, chúng ta thấy được lời dẫn giải tuyệt vời về đề tài “Như Cha đă sai Thày, Thày cũng sai các con” của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

 

Tiên tri Isaia loan báo: “V́ một con trẻ được hạ sinh cho chúng ta, một người con được ban cho chúng ta; quyền thống trị ở trên vai Người” (Is.9:5). Con Trẻ đó từ Cha mà đến như Vị Hoàng Vương Thái B́nh, và việc Người đến chiếu sáng thế gian (x.Jn.1:5). Vị tiên tri tiếp: “Dân bước đi trong tối tăm đă được thấy ánh sáng chói chang: một ánh sáng đă chiếu trên những ai sống trong miền đất âm u mù mịt. Người đă làm cho họ hân hoan hớn hở, cho họ thêm vui mừng sung sướng” (Is.9:1-2). Biến cố phúc hạnh được vị tiên tri loan báo ấy đă xẩy ra tại Bêlem, vào biến cố Giáng Sinh, một biến cố được Kitô hữu hết sức hoan hỉ cử hành ở khắp nơi: ở Rôma, ở Phi Luật Tân và ở tất cả mọi quốc gia xứ sở Á Châu cũng như trên toàn thế giới.

 

Anh chị em thuộc Giáo Hội ở Phi Luật Tân thân mến, giới trẻ của Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 10 thân mến, tất cả qui tụ lại đây từ các dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, đại lục và Giáo Hội khác nhau: Niềm vui sâu xa nhất nơi nỗi hân hoan chung của chúng ta đây là ǵ? Nguồn mạch sâu xa nhất nơi niềm vui của chúng ta đó là Chúa Cha đă sai Người Con đến để cứu độ thế giới. Người Con đă nhận lấy gánh nặng tội lỗi của nhân loại, nhờ thế Người đă cứu chuộc chúng ta và hướng dẫn chúng ta trên con đường dẫn đến việc hiệp nhất nên một với Ba Ngôi Chí Thánh, nên một với Thiên Chúa. Đó là nguồn mạch sâu xa nhất nơi niềm vui của chúng ta, nơi niềm vui của tất cả mọi người chúng ta, và cũng là niềm vui của chính Cha. Nó là niềm vui của Cha và nó là niềm vui của các con.

 

2-         Khi chúng ta lập lại câu Đáp Ca: “Này tôi đây, Lạy Chúa, xin hăy sai tôi đi”, chúng ta nghe thấy một tiếng vọng xa xa về Người Con Hằng Hữu thưa cùng Cha khi đến trần gian rằng: “Ôi Thiên Chúa, này Con xin đến để làm theo ư Cha” (Heb.10:7). Này Con đây, Cha ơi, xin hăy sai Con đi. Người đă đến để làm theo ư Cha. Chúa Cha đă quá yêu thương thế gian đến ban Con một ḿnh cho phần rỗi của con người (x.Jn.3:16). Ngược lại, Người Con yêu mến Cha đến nỗi đă lấy t́nh yêu của Cha đối với nhân loại tội lỗi và thiếu thốn làm của ḿnh. Trong cuộc đời đời đối thoại giữa Cha và Con ấy, Con tỏ ư sẵn sàng đến trần gian để lập ơn cứu chuộc cho nhân loại, bằng cuộc Khổ Nạn và Tử Nạn của Người.

 

Phúc Âm hôm nay là lời dẫn giải về cách thức Chúa Giêsu đă sống sứ vụ Thiên Sai này. Phúc Âm cho chúng ta thấy rằng, khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi, vào lứa tuổi các con lớn hơn Người một chút, th́ có lẽ Người đă biết được định mệnh của ḿnh rồi. Sau một thời gian dài t́m con, Mẹ Maria đă nói với Người: “Con ơi, sao Con lại đối xử với chúng ta như thế? Con không thấy rằng cha Con và mẹ lo âu t́m kiếm Con hay sao?” Người trả lời là: “Tại sao cha mẹ lại t́m kiếm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con hay sao?” (Lk.2:48-49). Niềm tâm thức này theo năm tháng đă ăn sâu vào và đă lớn lên nơi trẻ Giêsu, cho đến khi nó bùng lên hết cỡ vào lúc Người bắt đầu công khai rao giảng. Bấy giờ, quyền năng của Cha tác động nơi Người dần dần được tỏ hiện qua các lời nói và việc làm của Người. Quyền năng này tỏ hiện đến tuyệt đỉnh khi Người hoàn toàn hiến ḿnh cho Cha trên cây Thập Giá. Trong vườn Nhiệtximani, vào đêm trước cuộc Khổ Nạn của ḿnh, Chúa Giêsu đă lập lại đức vâng phục của Người: “Cha ơi, nếu được th́ xin Cha hăy cất chén này khỏi Con, nhưng đừng theo ư Con, một xin theo ư Cha” (Lk.22:42). Người vẫn trung thành với những ǵ Người đă nói vào lúc lên 12 tuổi: “Con phải lo công việc của Cha Con. Con phải làm theo ư của Ngài”. Các con lớn hơn 12 tuổi và các con có thể hiểu điều này hơn nữa. Các con đang hiểu điều này hơn nữa, v́ các con đang ca hát.

 

3-         Lạy Chúa, này tôi đây, xin hăy sai tôi đi”. Này tôi đây, ở chỗ này đây, ở Phi-Luật-Tân đây, cũng như ở khắp nơi đây! Hướng mắt về Chúa Kitô, chúng ta hăy lập lại câu Đáp Ca này như là một lời đáp ứng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 10 đối với những ǵ Chúa đă nói với các Vị Tông Đồ xưa mà nay cũng muốn nói với hết mọi người, đó là “Như Cha đă sai Thày, Thày cũng sai các con” (Jn.20:21), Người nói với các Vị Tông Đồ và nói với các con cũng một lời như nhau, v́ những lời Chúa Kitô nói đây chẳng những đă trở thành một đề tài mà c̣n là một động lực hướng dẫn cho cuộc tụ họp quá sức đông đảo (phụ chú của người dịch: ước lượng đến 4 triệu người, Ngày Giới Trẻ Thế Giới đông nhất từ trước đến bấy giờ) ở Manilla đây. Sau cuộc suy niệm và Đêm Canh Thức tối hôm qua, (phụ chú của người dịch: bài huấn dụ chính của Đức Thánh Cha cho các Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức chung, như ở Phi Luật Tân đây, bao giờ cũng vào Đêm Canh Thức, thường là Đêm Thứ Bảy). Hiến tế Thánh Thể đây “thánh hiến” lời chúng ta đáp lại tiếng Chúa mời gọi: được hiệp nhất Thánh Thể với Người, tất cả chúng ta hăy cùng nhau thưa cùng Người: “Xin hăy sai con đi!”.

 

Như thế nghĩa là ǵ? Nghĩa là chúng ta sẵn sàng thực hiện phần của chúng ta trong sứ vụ của Chúa. Mọi Kitô hữu thông phần vào sứ vụ của Chúa Kitô một cách đặc biệt và riêng tư. Các vị Giám Mục, linh mục và phó tế thông phần vào sứ vụ của Chúa Kitô bằng thừa tác vụ thánh. Tu sĩ nam nữ thông phần vào sứ vụ của Người bằng t́nh yêu phu thê, được biểu lộ trong tinh thần của các lời khuyên  phúc âm về khiết tịnh, khó nghèo và tuân phục. Kitô hữu giáo dân thông phần vào sứ vụ của Chúa Kitô, đó là những người làm cha mẹ trong gia đ́nh, những người già, trẻ và con nít; những người b́nh thường và những người học thức; những người nông dân, thợ thuyền, kỹ sư, thợ máy, bác sĩ, y tá và nhân viên y tế. Sứ vụ của Chúa Kitô được dự phần bởi các thày cô, bởi những người nam nữ chuyên về pháp lư, và những người phục vụ đời sống công cộng. Những nhà văn, những người trong ngành kịch nghệ, phim ảnh và truyền thông, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc gia và họa sĩ – tất cả đều góp phần vào sứ vụ này, góp phần vào sứ vụ thiên sai của Chúa Kitô. Trong sứ vụ này, c̣n có vai tṛ của các giáo sư đại học, các khoa học gia, các chuyên gia mọi ngành, và những người đi làm văn hóa. Cũng góp phần vào sứ vụ của Chúa Kitô có các con, là những người công dân Phi Luật Tân và là những dân tộc Viễn Đông, như Trung Hoa, Nhận Bản, Đại Hàn, Việt Nam, Ấn Độ; các Kitô hữu Úc Châu, Tân Tây Lan và Thái B́nh Dương; các Kitô hữu Trung Đông, Âu Châu, Phi Châu, và Mỹ Châu. Mọi người đă lănh nhận phép rửa đều góp phần vào sứ vụ của Chúa Kitô, trong Giáo Hội và nhờ Giáo Hội. Và việc dự phần vào sứ vụ của Chúa Kitô làm nên Giáo Hội. Giáo Hội là như thế, là chủ động tham phần vào sứ vụ của Chúa Kitô! Tất cả các con có hiểu như thế không?

 

4-         Vào dịp 400 năm kỷ niệm việc trở thành một giáo hội tự lập và việc thiết lập hàng giáo phẩm của ḿnh, Giáo Hội ở Phi Luật Tân đă được mời gọi canh tân sâu xa. Chiều hướng canh tân này đă được đề cập đến trong Công Nghị Phi Luật Tân Lần Thứ Hai, vào năm 1991. Công Nghị này đă thôi thúc cộng đồng Công Giáo Phi Luật Tân nh́n vào Chúa Kitô trọn vẹn hơn, để t́m thấy nơi Người một mẫu mực và hứng khởi sống. Công Nghị khuyên nhủ giáo dân đóng vai tṛ của ḿnh hoàn toàn hơn trong việc Giáo Hội phục vụ để nâng cao và giải thoát gia đ́nh nhân loại. Văn Kiện Đúc Kết viết: “Tất cả mọi tín hữu giáo dân được mời gọi để chữa lành và biến đổi xă hội, để giúp lănh vực trần thế sẵn sàng cho việc vĩnh viễn thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa” (I.c., n.435).

 

Đó là việc dành cho các con, dành cho giới trẻ Phi Luật Tân, cho các bạn trẻ Phi Luật Tân. Đó cũng là việc dành cho tất cả chúng ta, v́ một phần Giáo Hội làm việc cho Giáo Hội th́ cả Giáo Hội cùng chung phần. Việc ấy cũng là việc của cả chúng tôi nữa, của Tôi là Giám Mục Rôma, của các vị Giám Mục Âu Châu, của các vị Giám Mục Phi Châu, các vị Giám Mục Mỹ Châu và của đoàn hành hương giới trẻ đông đảo đến từ khắp các quốc gia xứ sở và từ khắp các đại lục. Viếc ấy là của chúng ta! Nó không phải là việc riêng của Giáo Hội Phi Luật Tân. Nó là việc chung của chúng ta. Tất cả chúng ta phải góp phần với những ǵ một phần Giáo Hội, Giáo Hội địa phương, đang làm, đang đảm nhiệm. Res nostra agitur. Các con có hiểu tiếng Latinh không? (Phụ chú của người dịch: câu Latinh trên, theo mạch văn và ư tưởng chung ở đây, có thể hiểu rằng “đó là vấn đề nội vụ của chúng ta”).

 

5-         Trong việc dấn thân này của tất cả thành phần Dân Chúa, vai tṛ của giới trẻ tiếp tục sứ vụ Thiên Sai của Chúa Kitô là ǵ? Phần việc của các con là ǵ, vai tṛ của các con là chi? Chúng ta đă suy nghĩ về điều này trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nhất là đêm hôm qua ở Buổi Canh Thức. (Phụ chú của người dịch: Bài Huấn Dụ của Ngài nhắn nhủ cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 10 ở Phi Luật Tân này đă được người dịch trích lại nguyên văn những ư tưởng chính và được phổ biến trong phần thứ 4 của tập sách này, phần Vấn Đáp, ở câu Vấn Đáp 1 và 2, trang 250-255). Người ta có thể đặt vấn đề: “Họ nhẩy nhót, họ hát ḥ, mà lại suy niệm được ư!” Đó là một cuộc suy niệm sáng tạo, từ việc họ được Chúa Kitô sai đi. Suy niệm cũng có thể được thực hiện bằng nhẩy nhót và hát ḥ, bằng việc tiêu khiển vui chơi. Hôm qua thật sự là một buổi suy niệm vui chơi. Để rồi, sau buổi suy niệm này, Cha đă có thể nhắm mắt ngủ yên. Giờ đây, sau giấc ngủ ấy, Cha muốn nói thêm về một thách đố cũng là một lời kêu gọi đặc biệt, liên quan đến việc hàn gắn những căn cớ gây nên biết bao rạn nứt và đau khổ nơi nhiều gia đ́nh trên khắp thế giới. Các bậc phụ huynh cũng như những người lớn tuổi đôi khi họ cảm thấy mất liên lạc với các con, làm cho họ buồn khổ, như Mẹ Maria và Thánh Giuse cảm thấy sầu khổ khi biết được rằng Chúa Giêsu đă âm thầm ở lại Giêrusalem. Nhiều cha mẹ già cảm thấy bị chúng ta hất hủi. Điều ấy có thật hay chăng? Không thật là cái chắc! Chắc là tại cái ǵ đó thôi! Thế nhưng, đôi khi cũng thật sự là như vậy! Đôi khi các con rất cay cú với thế giới người lớn (Cha cũng giống như các con thôi), và đôi khi họ rất cay cú với các con (điều này thật sự là như vậy). Đôi khi các con rất cay cú với thế giới người lớn, và đôi khi họ rất cay cú với các con. Đó không phải là một điều ǵ mới lạ, và nó cũng không phải là không có căn cớ thực trong đời sống. Thế nhưng, hăy luôn nhớ rằng, các con mắc nợ cha mẹ các con công sinh thành và dưỡng dục, các con hăy nhớ rằng: những ǵ các con mắc nợ với cha mẹ của các con, cũng là những ǵ được Giới Răn Thứ Bốn diễn tả một cách gẫy gọn, đó là những phận sự phải đối xử công b́nh với các ngài (x. Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 2215). Hầu hết các ngài đă cung cấp cho các con việc học hành bằng giá hy sinh tư riêng của ḿnh. Nhờ các ngài các con được thừa hưởng di sản văn hóa và xă hội của cộng đồng và quê hương các con, của quê cha đất tổ các con. Nói chung, cha mẹ của các con là những thày cô đầu tiên dạy dỗ các con về đức tin. Bởi thế, cha mẹ các con có quyền mong đợi nơi những đứa con nam nữ của ḿnh những hoa trái chín thơm, nhờ những nỗ lực của các ngài, cũng như con cái và thành phần trẻ có quyền mong đợi được cha mẹ yêu thương và chăm sóc, giúp cho việc họ phát triển lành mạnh. Tất cả những điều này thuộc về Giới Răn Thứ Bốn. Giới Răn Thứ Bốn rất giầu ư nghĩa. Cha đề nghị các con hăy suy niệm về Giới Răn Thứ Bốn trong Mười Điều Răn Chúa. Cha xin các con hăy xây các nhịp cầu đối thoại và cảm thông với cha mẹ của các con. Không cô lập tự măn! Hăy cảm thông! Hăy yêu Thương! Các con hăy trở thành một tác lực lành mạnh gây ảnh hưởng trên xă hội, để góp phần vào việc phá đổ các ngăn cách mọc lên giữa các thế hệ! Không có ngăn cách! Không có ngăn cách! Hăy cảm thông giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái nam nữ. Hăy cảm thông nhau!

 

Trong bầu khí ấy, Chúa Giêsu có thể nói rằng, Ta sai con đi! Khởi sự từ trong ngôi nhà gia đ́nh, Chúa Giêsu bắt đầu phán: “Ta sai con đi”. Người phán với các bậc làm cha mẹ rằng “Ta sai con trai của các người đi. Ta sai con gái của các người đi. Ta nói với chúng rằng ‘Hăy theo Ta!’”. Tất cả những lời này cần phải có một bầu khí xác đáng, một h́nh ảnh trọn vẹn về đời sống xă hội ở Phi Luật Tân cũng như ở khắp mọi nơi. Cũng trong môi trường linh thiêng này, chúng ta mới nhận thức được việc Chúa sai chúng ta đi. Chúa Kitô phán: “Như Cha đă sai Thày, Thày cũng sai các con”.

 

Có bao nhiêu bạn trẻ cho rằng họ tự do, v́ họ đă dứt bỏ mọi ràng buộc và mọi nguyên tắc trách nhiệm? Có bao nhiêu người trong họ cho rằng họ đúng v́ họ sống theo một số kiểu cách tác hành được xă hội chấp nhận? Họ lạm dụng tặng ân dục tính tốt đẹp của ḿnh; họ lạm dụng việc say sưa và nghiện hút, cho rằng hành động đó hoàn toàn đúng v́ có một số trong xă hội dung thứ nó. Những qui tắc luân lư khách quan bị dẹp bỏ trước áp lực của bạn bè, cũng như bị dẹp bỏ theo ảnh hưởng cuốn hút của những xu hướng và cung cách do truyền thông phổ biến. Hằng triệu bạn trẻ trên thế giới đang rơi vào những h́nh thức nô lệ về luân lư tinh quái nhưng có thực. Các con đă hiểu được điều Chúa Giêsu muốn nói khi Người phán cùng các con rằng: “Ta sai các con đi để đương đầu với t́nh trạng này, nơi anh chị em của các con là những người bạn trẻ khác”.

 

6-         Hỡi anh chị em là những người yêu dấu của Cha: các con hăy xây dựng cuộc sống của các con trên một mẫu gương duy nhất không lừa dối các con! Cha kêu mời các con hăy mở Phúc Âm ra và hăy nhận thức rằng Chúa Giêsu Kitô muốn làm “bạn” (x.Jn.15:14) với các con. Người muốn là “đồng bạn” của các con trên mọi nẻo đường cuộc sống (x.Lk.24:13-35). Người muốn là “đạo lộ”, là nẻo đường cho các con tiến bước qua những lo âu, nghi ngại, hy vọng và mộng ước được sống hạnh phúc (x.Jn.14:6). Người là “sự thật” hiến cho những nỗ lực và tranh đấu của các con ư nghĩa. Người muốn ban cho các con “sự sống”, như Người đă ban lại sự sống cho người bạn trẻ thành Nain (x.Lk.7:11-17), và đă ban cả một tương lai mới mẻ cho Giakêu, là người đă chết về tinh thần, bởi tham vọng và tham lam của ḿnh (x.Lk.19:1-10). Người là “cuộc phục sinh” của các con, là cuộc các con chiến thắng tội lỗi và sự chết, là thỏa nguyện cho ước muốn được sống đời đời của các con (x.Jn.11:25). Bởi thế, Người là “niềm vui” của các con, là “đá” làm cho nỗi yếu hèn của các con trở thành sức mạnh và nguồn lạc quan. Người là ơn cứu độ của chúng ta, là niềm hy vọng, là hạnh phúc và b́nh an của chúng ta.

 

Đức Kitô! Đức Kitô! Đức Kitô! Cha nói mà không rút gọn. Tệ thật! Cha đang muốn nói thêm đây.

 

Khi Chúa Kitô trở nên tất cả những sự ấy đối với các con rồi, th́ thế giới và Giáo Hội sẽ có những lư do vững chắc để hy vọng vào tương lai. V́ ngàn năm thứ ba sẽ tùy thuộc vào các con, một ngàn năm đôi khi sẽ hiện lên như một giai đoạn mới tuyệt diệu đối với nhân loại, nhưng cũng là một ngàn năm nổi lên không ít sợ hăi và lo âu. Cha nói điều này như một người đă sống qua một phần lớn của thế kỷ 20 nay đang đến hồi kết thúc. Trong thế kỷ này, nhiều điều buồn thương và băng hoại đă xẩy ra, song đồng thời chúng ta cũng nghiệm thấy rất nhiều điều tốt đẹp nâng đỡ niềm hy vọng và nguồn lạc quan của các con. Tương lai tùy thuộc vào t́nh trạng trưởng thành của các con! Giáo Hội nh́n về tương lai bằng một ḷng hy vọng, khi nghe thấy từ môi miệng các con cũng một câu trả lời Chúa Giêsu đáp lại Mẹ Maria và Thánh Giuse khi các vị t́m thấy Ngài trong Đền Thờ: “Cha mẹ không biết rằng Con phải lo việc của Cha Con hay sao?” (Lk.2:49). Người đă trả lời câu trả lời của các con, cũng cùng một câu trả lời ấy! Người bấy giờ trẻ hơn các con, các con lại lớn tuổi hơn Người.

 

7-         Giới trẻ thân mến: Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 10 sắp kết thúc. Đă đến lúc các con phải quyết tâm trọn vẹn hơn nữa trong việc theo Chúa Kitô để làm trọn sứ vụ cứu độ của Người. Mọi h́nh thức tông đồ và mọi h́nh thức dịch vụ phải được bắt nguồn từ Chúa Kitô. Khi Người phán: “Như Cha đă sai Thày, Thày cũng sai các con” (Jn.20:21), là Người cũng làm cho các con có khả năng thực hiện sứ vụ này. Ở một nghĩa nào đó, Người chia sẻ bản thân ḿnh với các con. Đó chính là điều Thánh Phaolô viết về việc Thiên Chúa đă chọn chúng ta trong Đức Kitô trước khi có thế gian, để nên thánh hảo và vô trách cứ trước nhan Ngài, để tràn đầy t́nh yêu; qua Đức Giêsu Kitô, Ngài cũng tiền định cho chúng ta được làm những người con nghĩa tử nam nữ của Ngài (x.Eph.1:4-5). Chính nhờ ơn được Thiên Chúa thừa nhận làm con cái như thế mà chúng ta có thể lănh nhận sứ vụ Chúa Kitô ủy thác cho chúng ta. Chúng ta phải bỏ Lunata Park này ra về với một tâm thức tin tưởng hơn về sự kiện ngoại thường này!

 

Cha thấy là, một khi các con vỗ tay hoan hô Cha, th́ cũng có lư do để vỗ tay hoan hô. Đó là dấu hiệu tốt, chứng tỏ các con đang nghĩ tưởng, đang suy tư. Cha ca ngợi việc các con suy tư. Cha cũng ca ngợi ơn Chúa ở trong việc suy tư của các con. Như thế là đâu phải Giáo Hoàng chỉ nói thôi. Ngài đang đối thoại đấy chứ. Ngài nói và Ngài nghe, Ngài lắng nghe và các con đang nói. Và những ǵ các con nói có thể là quan trọng hơn. Thế nhưng các con nói bằng việc vỗ tay hoan hô!

 

Hôm nay chúng ta trễ lắm rồi. Thế nhưng ngày hôm nay vẫn không chấm dứt được. Nó phải tiếp tục cho đến muôn đời. “Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và muôn đời là một” (Heb.13:8). Nếu các con v́ Người nhận lấy sứ vụ Người trao phó cho các con, th́ toàn thể gia đ́nh nhân loại, cũng như Giáo Hội trên mọi phần đất trên thế giới, có thể hy vọng và tin tưởng hướng về ngàn năm thứ ba. Giới trẻ Phi-Luật-Tân, Á Châu, Viễn Đông và toàn thế giới thân mến: các con hăy là dấu chỉ hy vọng cho Giáo Hội, cho quê hương xứ sở của các con và cho toàn thể nhân loại! Các con hăy là dấu chỉ hy vọng! Như “ánh sáng chói chang”... Chớ ǵ ánh sáng của các con tỏa ra từ Manila cho tới tận cùng trái đất. Giống như “ánh sáng chói chang” đă chiếu tỏa trong đêm tối ở Bêlem xưa. Các con hăy là những đứa con nam nữ của Ánh Sáng

 

(Đức Thánh Cha c̣n nói 4 đoạn ngắn nữa, song chỉ liên quan đến riêng dân tộc Phi Luật Tân, để kết thúc bài giảng cho Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới 10). 

 

(tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, phát hành ngày 18-1-1995)